Views: 102

Nga đe dọa lằn ranh đỏ hạt nhân mỗi ngày (Huỳnh Tâm)

Nga đe dọa lằn ranh đỏ hạt nhân mỗi ngày (Huỳnh Tâm)

Cuộc chiến tại Ukraine, bắt đầu từ ngày 24/2/2022 khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, đã kéo dài hơn 1.000 ngày, để lại những hệ quả sâu rộng về chính trị, quân sự, kinh tế, và nhân đạo.

Dưới đây là phân tích về cuộc chiến, và những nguy cơ liên quan, về tình hình chung của cuộc chiến. Nga đưa vào Ukraina một lực lượng tham chiến, với lợi thế về quân sự gấp mười lần hơn Ukraine. Tuy nhiên Putin không đạt được các mục tiêu chiến lược nhanh chóng như dự tính. Ukraine, nhờ sự hỗ trợ của phương Tây với vũ khí hiện đại, thông tin tình báo, tài chính, đã kháng cự mạnh mẽ, và đạt được một số bước tiến trong các chiến dịch phản công.

Trên địa bàn chiến sự, các khu vực như Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia, và Kherson là trung tâm của cuộc giao tranh ác liệt. Nga đã sáp nhập 4 khu vực này sau các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi vào năm 2022.

Khi đặt những vấn đề quan trọng, trên bàn cân phải nói đến các khía cạnh quân sự, vũ khí, và công nghệ.

Nga sử dụng các hệ thống tấn công hạng nặng, từ tên lửa hành trình, drone Shahed do Iran cung cấp, đến pháo binh tầm xa.

Còn về Ukraine được phương Tây hỗ trợ hệ thống phòng không hiện đại như Patriot, Nasams, xe tăng Leopard, Abrams, và Himars. Ukraine vẫn đứng vững và  gây thiệt hại lớn cho lực lượng Nga.

Cuộc chiến này thiết yếu sử dụng drone, chiến tranh mạng, và công nghệ vệ tinh, như Starlink trên quy mô lớn.

Về chiến lược, Nga tập trung vào chiến tranh tiêu hao, phá hoại cơ sở hạ tầng năng lượng, và giao thông của Ukraine. Từ đó Ukraine thực hiện các đợt phản công chiến lược, nhắm vào các điểm yếu trong phòng tuyến Nga.

Nguy cơ chiến tranh lan rộng toàn cầu, và xung đột đưa đến thế đối đầu giữa Nga-NATO, bởi Nato hỗ trợ cho Ukraine, khiến Nga lấy cớ coi đây là cuộc chiến ủy nhiệm.

Nga thường đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, và các cuộc tập trận quy mô lớn khiến thế giới lo ngại về một cuộc chiến leo thang.

Sự kiện này dẫn đến tình trạng xung đột năng lượng, và lương thực toàn cầu. Cuộc chiến ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng khí đốt từ Nga, và lương thực ngũ cốc từ Ukraina. Những căng thẳng này làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế ở nhiều nơi.

Tác động đình chiến thì nhiều, nhưng hy vọng quá ít, do chính trị nội bộ, cả Nga và Ukraine đều phải đối mặt với áp lực chính trị nội bộ. Ở Nga, cuộc chiến dài hơi gây mệt mỏi xã hội. Ở Ukraine, sự kiên nhẫn, và hỗ trợ từ phương Tây vẫn là câu hỏi lớn.

Muốn hòa bình cần có giải pháp ngoại giao, những cuộc đàm phán nhưng hiện bị đình trệ, do cả hai bên đều không sẵn sàng nhượng bộ.

Nguy cơ Thế chiến thứ III có thể xảy ra, nếu Nga điên rồ, do quan điểm tao thắng mày thua. Mặc dù nguy cơ này được thảo luận nhiều, nhưng vẫn còn xa. Các cường quốc đều thận trọng trước khả năng đối đầu hạt nhân trực tiếp.

Tuy nhiên, các vụ việc leo thang, như máy bay NATO bị bắn rơi hay cuộc đụng độ tại vùng Baltic, có thể là mồi lửa dẫn đến xung đột rộng hơn.

Cuộc chiến tại Ukraine không chỉ là một cuộc xung đột địa phương mà còn mang tính chất toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức phức tạp. Nguy cơ Đệ Tam Thế Chiến vẫn chưa xuất hiện rõ ràng, nhưng cần sự tỉnh táo, và các biện pháp ngoại giao để tránh leo thang không kiểm soát.

Huỳnh Tâm

Post Views: 135

Share this:

Like this:

Like Loading...