Thế là cái mốc 700.000 “kiện hàng 200” bọn Putox – Gerasimov này đã cán qua, đúng như chúng ta đoán với nhau là khoảng ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cái giới hạn đó sẽ bị vượt qua.
Chiều qua, lúc dựng xe để đi vào một ngôi chùa ở Thái Nguyên, tôi có dừng chân một lúc khoảng 10 phút, đứng nghe một ông bảo vệ công trường (chùa đang sửa) nằm trong một căn lều dựng trên cái dát giường, cầm chiếc điện thoại thông minh và nghe Youtube, hết tin này đến tin khác. 100% ông ấy nghe tin của bọn Dư Luận Viên pro-Putox. Ng@ thắng như chẻ tre trên chiến trường, Ukraine sắp thua đến đ.ít, các phòng tuyến sụp đổ hàng loạt, quân lính bỏ chạy khắp nơi. Cuối cùng ngứa mồm quá, tôi bảo: bác này, bác bấm vào chỗ “phản hồi” hay “bình luận” gì đó ở dưới, hỏi chúng nó tại sao cứ thắng như thế suốt gần 3 năm qua, mà đánh nhau mãi vẫn chưa xong?
Ông bảo vệ nhỏm dậy bảo: “Thì cứ nghe thôi, bên nào cũng nói mình thắng. Mình nghe cả hai bên.”
Chẳng lẽ tôi lại nói với ông ấy: từ nãy đến giờ thấy cụ toàn nghe một bên, nhưng nghĩ thế nào tôi im lặng, cười, bỏ đi.
Tất cả, tất cả những người xứ phía Đông nước Lào tôi gặp hiện nay, ngoài xã hội đều như vậy cả. Thích Ng@, thích Putox bỏ mẹ, nhưng không phải ông nào cũng gân cổ cò, co cổ ngỗng lên cãi cho niềm tin của mình. Tôi gặp nhiều ông giấu chuyện đó như mèo giấu shit, ý chừng cũng xấu hổ về chuyện Ng@ Putox gây chiến tranh.
Thực tế, chỉ có một số kênh phân tích quân sự nước ngoài hay mời các chuyên gia, và nếu là những người có kiến thức thực sự, họ sẽ phân tích rất rõ: Ukraine thường xuyên thất thế về quân sự, trên chiến trường, nhưng những thành công của họ rất mờ, rất khó nhìn thấy kết quả… vì vậy để nhận ra được họ đang đẩy Ng@ của Putox đến chỗ thất bại không thể tránh khỏi, chỉ những người thực sự hiểu biết, có tri thức và quan trọng nhất là không được yêu Ng@, Putox một cách mù quáng và ngu muội mới thấy được những điều đó. Người Đông Lào không biết ngoại ngữ nếu muốn nghe theo chiều ngược lại, thì lại vớ phải một số kênh “chống +” ở nước ngoài, lắm lúc ca ngợi Ukraine theo kiểu ngu ngốc, thậm chí còn khó tin, nên còn gây khó chịu hơn. ĐKN là một ví dụ điển hình.
Đầu tháng 11, thời điểm của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cũng là lúc Chiến dịch Kursk của Ukraine kéo dài được 3 tháng tròn. Sau những diễn biến bị chính người Ng@ coi là “thảm họa” trong hai tuần đầu tiên, quân đội Ng@ đã cho thấy chúng phải rất vất vả để tìm nguồn quân lính thay thế cho những tổn thất của mình. Người Ukraine đã rất ngạc nhiên vì họ bắt giữ những người “lính” thuộc các đơn vị mà bình thường chúng không được phép ở gần tiền tuyến: các thủy thủ được huấn luyện vội vàng, học cách lái xe tăng và được tống sang làm lính tăng. Các đơn vị vốn chỉ được dùng cho những nhiệm vụ bảo vệ bờ biển ở Viễn Đông đã buộc phải chuyển sang làm nhiệm vụ xung kích, tấn công đã khiến chúng tổn thất rất lớn. Cuối cùng các đơn vị bảo vệ tên lửa đạn đạo đã được đưa vào làm bộ binh.
Đó là tất cả những gì đã diễn ra ở Kursk trong 3 tháng vừa qua. Tuy vật, tất cả những câu chuyện này đều bắt đầu vào năm 2022, thực tế Ng@ không có lực lượng dự bị nào đáng kể và có đủ sức mạnh như lực lượng chúng sử dụng vào hai tháng đầu tiên của cuộc chiến. Sau khi gặp những tổn thất đáng kể, quân đội này ngay lập tức sử dụng hết mọi thứ có thể được hiểu là lực lượng dự bị. Khi chiến dịch Kursk diễn ra, người ta ghi nhận chúng đã phải di chuyển các đơn vị bảo vệ Kaliningrad, nhưng điều đáng nói đó không phải là một diễn biến mới – dạng tin tức như thế này người ta nghe nhiều lần trong cuộc chiến. Cũng nhiều lần trong cuộc chiến này khi tôi viết những review, tôi viết “Chúng thường xuyên rút rỗng ruột các đơn vị ở các hướng phòng thủ chiến lược về tung vào chiến trường Ukraine.”
Quân đội Ng@ đã bị suy yếu đến mức thực sự khó có thể duy trì khả năng phòng thủ đất nước ở bất cứ hướng chiến lược nào. Đó là vấn đề nghiêm trọng của nước Ng@. Rất may cho Putox thời kỳ xâm lược lẫn nhau theo kiểu chiến tranh quy mô lớn đã qua, mà bước sang thời kỳ xung đột hạn chế, nên cũng không có nước nào có ý định xâm lược hoặc tấn công Ng@. Chỉ cần cấm vận cũng đủ ch.ết.
Tình trạng đó tệ đến mức việc bảo vệ khu vực Kursk được giao cho những người lính nghĩa vụ chỉ được huấn luyện trong ba ngày và nhiều người trong số họ không có vũ khí. Đây không phải là Irkusk hay Chukotka, những nơi mà chiến tranh là điều không thể tưởng tượng được, mà là một tỉnh biên giới với một quốc gia mà Ng@ đã gây chiến tranh trong hơn mười năm, trong đó hai năm rưỡi gần đây là một cuộc chiến tranh thực sự ở quy mô chưa từng thấy ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ 2. Nếu bọn chóp bu nước này không thể gửi nhiều hơn là những người lính nghĩa vụ không được huấn luyện, trang bị thô sơ và thậm chí chưa được phát vũ khí đến khu vực biên giới đó, thì chắc chắn các khu vực khác sẽ yếu hơn bao nhiêu.
Bây giờ, cuộc xâm nhập Kursk của người Ukraine đã khiến Ng@ phải cầu khẩn thằng Kim-phì-lũ triển khai 12.000 quân Bắc Kim Chi. Mấy ngày qua, có vẻ như Hàn Quốc đã gửi người đến Ukraine. Ban đầu có thể là các sĩ quan tham mưu trung cấp, cao cấp và đặc biệt là các nhân viên tình báo quân sự, với mục đích được thông báo là để “theo dõi” quân đội Bắc Kim Chi. Các mục đích có thể là: chia sẻ lại thông tin tình báo đã có cho Ukraine, thu thập thông tin tình báo mới về năng lực của Bắc Kim Chi cho Hàn Quốc, hỗ trợ tác chiến với quân đội Bắc Kim Chi, thậm chí có thể tham chiến.
Putox tài, quá là tài – tất cả đã ở trong tính toán của hắn ta cả: hắn đã mở cửa cho các quốc gia khác tham gia cùng Ukraine trong cuộc chiến và biết đâu nhiều quốc gia khác sẽ theo chân Hàn Quốc.
Thực chất, nước Ng@ của Putox khi bước chân vào cuộc chiến này vào thời điểm tháng Hai năm 2022, không phải là một đất nước sẵn sàng cho chiến tranh, và Putox đẩy một quân đội thời bình với các đơn vị chỉ quen trình diễn vào lò lửa chiến tranh. Vì vậy khi mất phần lớn lực lượng của quân đội này – xét từ góc độ các đơn vị tốt nhất, thiện chiến nhất, thì nước này mới nhúc nhích để chuyển đất nước sang tình trạng chiến tranh.
Trong tác phẩm “Tổng động viên quốc gia trong chiến tranh: Nhận thức trong quá khứ, Khả năng trong tương lai 2020” tiến sĩ Peter Layton (Australia) viết:
#Trích: “Việc đưa đất nước vào thế sẵn sàng chiến tranh phải mất thời gian. Việc tuyển dụng và huấn luyện lực lượng vũ trang lớn và tạo ra một ngành công nghiệp đạn dược và máy bay rộng lớn không thể thực hiện ngay lập tức.” #hết_trích
Ngay cả khi đó, nền công nghiệp quốc phòng nước này vẫn cho thấy, chúng không thể đi vào sản xuất được cho đàng hoàng: xe tăng với sản lượng khoảng đâu đó 150 chiếc 1 năm, máy bay cũng không thể sản xuất được mà chỉ hoàn thiện những bộ khung cũ còn dang dở từ trước chiến tranh. Không thể sản xuất được nòng pháo. Đạn pháo, thứ cần cho chiến tranh như không khí để thở, hầu hết là chữa lại đạn cũ trong kho, và sản xuất mới theo kiểu chắp vá với cả những nguồn cũ rích từ Bắc Kim Chi. Tất cả những gì đang được dùng trên chiến trường, là vét trong kho đồ cũ của mồ ma Liên Xô để lại, đem ra chữa, sơn phết. Thứ mới cứng duy nhất có thể sản xuất được là máy bay không người lái Lancet, thứ vốn phụ thuộc nghiêm trọng vào nguồn cung linh kiện rẻ tiền của Trung Quốc. Có một thứ khác nhưng nó vốn như bằng bìa cứng sơn phết cho đẹp, là xe bọc thép chiến đấu, không được tính, ra chiến trường bị đốt còn nhanh hơn xe tăng, không ý nghĩa gì cả.
Càng suy yếu, chúng càng phải dùng nhiều sức người, và càng về sau tốc độ tiêu tốn càng gia tăng, mà hiệu quả chiến đấu không hơn, nếu so sánh những trận đánh vừa diễn ra ở Vuhledar với Sievierodonetsk năm kia. Giai đoạn sau này, chính các đơn vị thủy quân lục chiến Ng@ đã thực hiện các cuộc tấn công ở Vuhledar, chỉ chúng mới đem lại kết quả cho thấy các đơn vị thông thường không còn khả năng để tấn công nữa.
Tiến sĩ Peter Layton viết tiếp:
#Trích “Động viên trong quốc phòng là hành động chuyển từ trạng thái chuẩn bị cho một loạt các tình huống bất ngờ sang trạng thái sẵn sàng thực hiện một hoạt động cụ thể. Nó bao gồm việc tạo ra các năng lực và khả năng quốc phòng nằm ngoài phạm vi và khả năng của hướng dẫn chuẩn bị hiện có và phân bổ ngân sách. Trong một số trường hợp nhất định, việc động viên có thể đòi hỏi phải huy động các nguồn lực quốc gia để bảo vệ quốc gia và lợi ích của quốc gia. Việc huy động các nguồn lực quốc gia là quyết định do chính phủ đưa ra và bao gồm các hoạt động đòi hỏi cộng đồng dân sự, bao gồm mọi cấp chính quyền và ngành công nghiệp, phải hợp tác với hoặc là một phần của lực lượng vũ trang. Nhiều hoạt động trong số này cần có thời gian và – bất kể nguồn lực được phân bổ trong một cuộc khủng hoảng là bao nhiêu – thời gian đó không thể rút ngắn lại. Việc huy động các nguồn lực quốc gia cũng bao gồm việc đưa ra quyết định về chi tiêu công và kiểm soát nền kinh tế. Để thực hiện điều này ở một quốc gia dân chủ, chính phủ cần có giấy phép xã hội, sự chấp thuận và phê duyệt liên tục của cộng đồng trong suốt thời gian huy động. #hết_trích
Với nước Ng@ của Putox, để làm được như vậy không có cách nào khác ngoài ban bố tình trạng chiến tranh, áp dụng luật thời chiến và yêu cầu toàn bộ các doanh nghiệp cũng như các công dân, phải tham gia không chiến đấu, thì lao động phục vụ chiến tranh. Tuy vậy theo nguồn Guardian vào tháng 3 năm nay, Putox tuyên bố đến thời điểm đó có 520.000 việc làm mới đã được tạo ra trong các tổ hợp công nghiệp quân sự, hiện đang sử dụng khoảng 3,5 triệu người Ng@, tương đương 2,5% dân số.
https://www.theguardian.com/…/rate-of-russian-military…
Đây là một con số xét về phía Putox, vừa đáng mừng, vừa đáng lo. Đáng mừng là chỉ phải huy động được gần 3% dân số, đến gần 4% nếu tính cả binh lính vào chiến tranh, mà không phải ban bố tình trạng chiến tranh; nhưng đáng lo là cũng chỉ thu hút được đến thế. Vấn đề ở đây là bọn hắn có thể động viên được bao nhiêu nguồn lực quốc gia, tức là huy động được bao nhiêu % sức mạnh quốc gia vào phục vụ chiến tranh?
Nó giống như câu chuyện của một vận động viên thi đấu đỉnh cao, ở thời khắc quyết định anh ta phải huy động được, như người ta thường nói “110% sức lực” – chỉ những người có thời gian tập luyện lâu dài, khoa học mới làm được như vậy. Chúng ta không ai nghi ngờ sức mạnh của nước Ng@ là cực kỳ to lớn và vĩ đại, nhưng rõ ràng trong cuộc chiến này chúng không thể huy động được sức mạnh đó.
Nhìn lại nước Mỹ với họ, “Thế chiến thứ II nổi bật là một giai đoạn bất thường: Vào năm 1943 và 1944, hơn 40% GDP được dành cho quốc phòng. Tổng chi tiêu cho quốc phòng từ năm 1940 đến 1945 là hơn 5 nghìn tỷ đô la một chút. Con số này chiếm khoảng một phần tư GDP năm 2018.” #hết_trích
https://www.stlouisfed.org/…/war-highest-defense….
Vì vậy trong bài báo của Guardian, các tác giả đặt vấn đề là, chúng tôi không thấy giới hạn của Ng@ ở đâu cả – thật là đáng sợ nhưng từ góc độ khác, thì lại cần ngẫm nghĩ thật kỹ. Nếu như toàn bộ nền sản xuất công nghiệp quốc phòng đã chạy hết ga, mà vẫn chỉ loanh quanh với sản lượng, số lượng sản phẩm… như vậy, điều đó có nghĩa có thể nó chỉ sử dụng được 3% sức lực của mình, tương ứng với 3% dân số bị huy động vào sản xuất quốc phòng mà thôi.
Trong lịch sử, rất nhiều nước chuyển nền sản xuất công nghiệp sang phục vụ chiến tranh, trong điều kiện không bị cấm vận và LÀM CHỦ ĐƯỢC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY CÁI, cũng phải mất hàng năm mới đi vào sản xuất ổn định với năng lực đủ lớn mạnh. Cũng theo Leyton khi đưa ra một ví dụ: nước Australia tham gia chiến tranh thế giới lần thứ 2 năm 1939, khi đó ngành công nghiệp Úc chỉ có thể sản xuất máy công cụ tại bốn địa điểm và gần như hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu thiết bị quan trọng này từ nước ngoài. Không thể trông cậy vào chuỗi cung ứng ở nước ngoài sau khi chiến tranh nổ ra. Đến cuối năm 1940, có 30 công ty sản xuất máy công cụ với số lượng đủ để cung cấp cho ngành sản xuất vũ khí cũng đang mở rộng như vậy. Ấy thế mà số lượng vũ khí và đạn dược được sản xuất bởi các nhà máy của Úc hoạt động hết công suất và chỉ đạt được mức lớn nhất vào năm 1942, tức là 3 năm sau.
Vì vậy, đến lúc này khi bài báo của Guardian ra được 8 tháng, trong khi kho xe tăng cũ của Ng@ cạn kiệt và xe tăng mới vẫn nhỏ giọt, đạn pháo vẫn phải nhờ Bắc Kim Chi và các trận đánh vẫn phải có kết quả nhờ “bia thịt” và bom lượn. Đã có câu trả lời cho vấn đề các tác giả bài báo đặt ra. Chúng ta đã thấy, nước này không thể huy động được sức mạnh của nền sản xuất công nghiệp. Lời nguyền của thằng Igor Girkin “Strelkov” về “30 đại tàn phá nền công nghiệp Ng@” vẫn đeo đẳng và đến nay không có dấu hiệu gì cho thấy cái nước này có thể khắc phục được.
+ Kết luận 1. Cuộc chiến của Putox có thể được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1, tất cả những vũ khí tấn công tốt nhất, hoành tráng nhất ĐANG HIỆN HÀNH, tức là ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG (để duyệt binh và tập trận) được đem tiêu tốn hết. Không có giới hạn về thời gian, nhưng chúng ta cũng có thể hình dung một mốc nào đó, chẳng hạn khi chúng bắt đầu lôi xe tăng T-62 ra khỏi kho để đem cho người Ukraine đốt tiếp. Tất nhiên trong thời gian đó các xe tăng kiểu T-72, T-90, T-80… vẫn còn được đưa ra, vì trong kho còn dồn phụ tùng được cái nào, cứ dồn tiếp.
Giai đoạn 2, từ khi T-62 ra trận, thì sau đó kể cả… T-55 được đem ra dùng, cũng dần dần không gây ngạc nhiên những người quan sát nữa. Bao nhiêu “chổi cùn rế rách” được mang ra dùng tất. Đây cũng là giai đoạn kho bom cũ được lôi ra hàn cánh lượn để đem ra ném. Có cả vạn quả như thế, nhưng chắc chắn sẽ đến lúc bọn này phải sản xuất mới.
Giai đoạn 3. Vào khoảng tháng Tám năm nay, quá trình cạn kho bắt đầu diễn ra – như tôi đã báo cáo quý vị, nghĩa là bây giờ có gạn thì vẫn còn, nhưng ví dụ trước đây nửa tháng được 3 chiếc xe tăng thì bây giờ 3 tuần mới gạn được 1 chiếc, ví dụ vậy. Bom lượn chắc chắn sẽ phải đi vào sản xuất mới trong giai đoạn ngắn sắp tới, vì công nghệ thấp của nó – xem ra sản xuất nó còn dễ hơn sản xuất đạn pháo quy mô lớn. Ứng với giai đoạn này, có thể dự đoán là giai đoạn máy bay Ng@ hỏng hàng loạt.
*****
Bây giờ chúng ta sang vấn đề nhân sự chiến đấu. Cũng giống như phải mất nhiều năm để phát triển một ngành công nghiệp quốc phòng có khả năng làm chủ mọi khía cạnh không phụ thuộc bất cứ đối tác và thị trường nào bên ngoài, việc tăng cường lực lượng quân sự không thể đạt được ngay lập tức. Việc tuyển dụng, trang bị và đào tạo số lượng lớn binh lính, thủy thủ hoặc phi công về cả kỹ năng cá nhân và huấn luyện tập thể đều cần có thời gian.
Kết luận 2. Về vấn đề nhân sự, cũng có thể chia quá trình “nướng” lính của Putox làm 3 giai đoạn, ứng với 3 giai đoạn “đốt” thiết bị vũ khí, khí tài của chúng.
+ Giai đoạn 1. Nướng gần như toàn bộ các lực lượng tinh nhuệ, theo thằng #trạng_sư_Trạm_Biến_Áp nó cứ cố rên lên ầm ầm: “chủ lực, chủ lực Ng@ đâu rồi?” – vào lò lửa chiến tranh hết rồi, đốt sạch bách rồi. Bao nhiêu quân nhảy dù, thủy quân lục chiến đều nướng ráo cả. Giai đoạn này thực sự kết thúc khá nhanh – chúng ta không biết khoảng tầm nào nhưng chỉ đến cỡ mùa thu năm 2022, sau trận chiến chiếm 2 thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk là kết thúc.
– Giai đoạn 1.5. Huy động một số lượng rất lớn lính hợp đồng được cho là loại tốt, tiềm năng nhưng tuồi tác khá cao. Đây là nhóm đã làm nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện từ trước và một số không nhỏ đi chiến đấu do lý tưởng, tư tưởng Đại Ng@ và thực sự ủng hộ ý tưởng chiếm lãnh thổ và đánh gục Ukraine. Số lượng không nhỏ lũ này đăng vào Nhóm đánh thuê Wagner của Prigozhin. Sau trận đánh chiếm Bakhmut, Wagner gần như về Zero. Lúc đó mới đến một số lượng khác cũng đông đảo không kém ký hợp đồng chiến đấu với quân đội Ng@, cũng không chỉ vì tiền, nhưng số lượng người nợ nần ký hợp đồng chỉ vì một số tiền lớn đã tăng lên đáng kể. Giai đoạn này kéo dài suốt từ mùa thu 2022 đến hết 2023.
– Cũng tương ứng với giai đoạn 1.5 này, là cú “động viên một phần” của Putox, trong đó hắn hô hào ký hợp đồng được một số lượng lớn, ngoài ra là gọi nghĩa vụ quân sự với nhóm thanh niên trẻ mới tốt nghiệp phổ thông vào các đơn vị hậu cần kỹ thuật. Cú này diễn ra tháng Chín năm 2022, đến nay chúng ta vẫn đang chờ xem hắn có dám làm cú nữa hay không.
+ Giai đoạn 2. Giai đoạn vơ bèo vạt tép, bao nhiêu lính ký hợp đồng được hắn cho ký bằng hết, già ốm lôi ráo cả ra chiến trường. Giai đoạn này có đỉnh điểm là #The_Battle_of_Avdiivka và cái đỉnh này kéo dài đến bây giờ, Vuhledar. Theo dự đoán của tôi (trùng với nhiều chuyên gia quốc tế) thì giai đoạn lập đỉnh này sắp chấm dứt và sẽ đi xuống. Về nguyên tắc Putox sẽ cố kéo dài cho xong bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
+ Giai đoạn 3. Giai đoạn kiệt quệ. Có thể nói việc lôi quân lính của Bắc Kim Chi sang đánh giúp là biểu hiệt kiệt quệ của cả hai quân mất dạy: Putox và Kim-phì-lũ. Nếu đủ quân, thì Putox cần gì mấy ông mắt híp răng hô mõm vẩu đó. Nếu đủ gạo nuôi dân, thì họ Kim việc gì phải cho quân đi đánh thuê theo kiểu chết đói này.
Hiện nay chưa có thông tin nào cho biết bọn Mắt Híp Mõm Vẩu đã tham chiến thực sự hay chưa – với tuyên bố của Mỹ sẽ không có bất cứ hạn chế nào về vũ khí nếu bọn này tham gia đánh nhau, chắc chúng cũng chùn tay chứ, chẳng phải Putox đang sợ nhất điều đó còn gì?
Những biểu hiện này cho thấy, số lượng người Ng@ sẵn sàng ký hợp đồng tham gia chiến đấu đã cạn, tiền cũng không lôi kéo được họ ra trận nữa. Để giải quyết vấn đề này, chỉ có phương án duy nhất cho Putox là ban bố tình trạng chiến tranh, và đặt toàn bộ đất nước vào Luật thời chiến. Nếu làm như vậy, thì sẽ không còn hiệu lực của quy định bắt buộc theo Hiến pháp Ng@, chỉ những người ký hợp đồng chiến đấu mới phải cầm súng đánh nhau. Nhưng nếu làm như vậy, thì Ng@ Putox sẽ rơi vào tình thế sau:
+ Thứ nhất. Thừa nhận cuộc chiến tranh của Ng@ ở Ukraine là một cuộc xâm lược, những lý do như phi phát-xít hóa, phi quân sự hóa Ukraine, thiết lập lại trật tự thế giới mới chống chủ nghĩa đơn cực, chủ nghĩa đế quốc kiểu mới thời toàn cầu hóa của Mỹ… vứt sọt rác hết. Các tổ chức quốc tế sẽ đứng trước yêu cầu của Ukraine cùng cộng đồng các quốc gia “đàng hoàng” phải ra những quyết nghị hết sức bất lợi cho Ng@.
+ Thứ hai. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế kinh tế của giới tài phiệt Ng@, bọn lắm tiền nhiều của và đã hình thành những nhóm lợi ích, vây cánh rất lớn mà bản thân Putox vẫn phải chiều lựa theo chúng. Ngày nào Putox tuyên bố chiến tranh, ngày đó hắn ký bản án đưa bản thân mình lên đoạn đầu đài.
+ Thứ ba. Chính dân chúng Ng@, lúc này đã không còn nhiều nhóm điên cuồng hiếu chiến, mà là nhóm nhu mì ngoan ngoãn như cún, tức nước vỡ bờ sẽ nổi lên.
Vì vậy, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ với mong muốn của Putox là Trump sẽ thắng cử, thực sự là một cái mốc đáng mong chờ đối với cuộc chiến này. Lý thuyết của hắn là Trump sẽ tìm cách chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Ở đây chúng ta cần đưa ra một số giả định, nhưng cần phải dựa trên một cơ sở có tính nguyên tắc là SẼ KHÔNG BAO GIỜ TIẾP TỤC CÓ VIỆN TRỢ CỦA HOA KỲ CHO UKRAINE (NHỮNG KHOẢN MỚI, Ở THÌ TƯƠNG LAI) TỪ KHI TRUMP NẮM QUYỀN.
+ Tình huống xấu nhất: ông Trump thắng cử và như mong muốn của Putox, tìm cách dừng tất cả các khoản viện trợ cho Ukraine, đặc biệt là những khoản trong gói 61 tỉ đô-la được quyết hồi đầu năm chưa giải ngân hết.
+ Tình huống xấu nhì: ông Trump thắng cử và không dừng những khoản chưa giải ngân, nhưng có những động thái có thể ngăn trở những khoản đó được giải ngân hoặc có những yêu cầu thay đổi chúng, thậm chí đưa ra những điều kiện khó khăn hơn cho quá trình giải ngân.
+ Tình huống thứ ba: bình thường, non negative, non positive. Bà Harris thắng cử nhưng chính sách chung của Hoa Kỳ thay đổi, không ảnh hưởng đến những gói viện trợ đã cam kết, nhưng Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi câu chuyện “cuộc chiến tranh ở Ukraine.” Hoa Kỳ về nguyên tắc sẽ không ngăn trở Ukraine thi hành chiến tranh, nhưng sự ủng hộ không còn được như trước nữa. Những chậm trễ trong quá trình giải ngân các gói viện trợ như trong thời gian qua có thể được thúc đẩy, nhưng chỉ vậy không hơn. Vẫn không có sự cho phép sử dụng vũ khí tầm xa.
+ Tình huống thứ tư, tốt nhất. Bà Harris thắng cử và giữ đúng cam kết, thậm chí muốn lấy điểm bằng cách thúc đẩy chiến thắng của Ukraine càng nhanh càng tốt.
Tôi thì cho rằng, đợt #Zelenskyy đi sang Mỹ gặp cả ông Biden, bà Harris lẫn Trump, khi gặp Biden và bà Harris khả năng câu chuyện sẽ như thế này là rất cao: cứ từ từ chờ bầu cử xong đã. Trong trường hợp thằng cha Trump hắn thắng, thì còn 2 tháng sẽ cố gắng tăng tốc giao được cái gì giao thật nhanh, giao bằng hết… các doanh nghiệp sẽ sản xuất trong kế hoạch đó, chưa nhận tiền thì sẽ nhận được tiền trước… Tình huống thứ ba, có vẻ đặt ra cho có, chứ ít khả năng xảy ra. Vì vậy chỉ còn tình huống thứ nhất là tốt nhất. Nhưng với câu chuyện do tôi tưởng tượng ra như thế này, thì không thể tìm thấy khả năng xấu nào cho Ukraine cả, vì việc ông Trump có cố thay đổi các chính sách tương lai cũng như những gói viện trợ đã quyết, đều phải có thời gian, trong khi đó chính quyền ông Biden có hẳn 2 tháng để ra đối sách phù hợp. Chúng ta cần hiểu ở đây là ĐỐI SÁCH, sao cho ông Trump có nắm quyền Tổng thống cũng không thể thay đổi được.
Có vẻ như kế hoạch của Putox muốn chấm dứt chiến tranh theo kiểu “Trump sẽ ép, sẽ ra lệnh, sẽ… đối với chính quyền Zelenskyy phải nhường đất và dừng chiến tranh…” – nếu Trump đã từng nói như vậy, thì nhiệm vụ của Zelenskyy sẽ phải thuyết phục ông Biden có hành động đảm bảo chiến thắng của Ukraine… Hóa ra nếu như có ai đó nói ra điều này, thì là nhắm đến ông Biden, chứ không phải nhắm đến Trump. Dù Trump có định bụng làm như vậy thật, thì ông ta muốn gây sức ép lên chính quyền Zelenskyy, tức là cắt viện trợ, cũng phải có thời gian. Ukraine phải có kế hoạch chiến thắng, kết thúc chiến tranh trước thời điểm “thời gian của Trump đến.”
Tôi thì thấy mọi chuyện dần dần vào khớp, mọi mảnh ghép sắp sửa thành bức tranh hoàn chỉnh.
*****
Hôm trước khi viết về giá bơ ở Ng@ đã là hơn 800 rub/ki-lô-gam, trước đó tôi còn nghe một thông tin nữa từ một người Ng@, nhưng tôi chưa viết vì chờ tin tức truyền thông xác nhận. Đúng ngày hôm sau bác NXB ở Ba Lan dẫn báo nước này về việc, các miếng bơ trong siêu thị ở Ng@, đã phải gắn chíp chống mất cắp, ngoài chuyện nó bị tăng giá. Như vậy, thực tế là mọi thứ đang xuống dốc nhanh chóng với nền kinh tế Ng@. Chuyện này thì Putox có 3 đầu, 6 tay cũng không xử lý nổi. Có những chuyện một khi nó đã diễn ra thì không kìm hãm được, như cỗ xe đi qua đỉnh dốc sang bên kia, thì chỉ có lao xuống, một khi phanh đã hỏng thì chỉ có lao vào vách núi hoặc rơi xuống vực.
*****
Một nền kinh tế sẵn sàng chuyển sang phục vụ chiến tranh, là nền kinh tế sản xuất bật công tắc từ nấc “hòa bình” sang nấc “chiến tranh”, y như rằng đạn dược tuôn ra tràn trề. Đó là nền kinh tế sản xuất của Hàn Quốc. Chúng ta đã thấy năng lực sản xuất đạn pháo 155mm của họ một giai đoạn nào đó cung cấp cho Ukraine tốt như thế nào. Chỉ cần chuyện lính Mắt Híp Mõm Vẩu của Kim-phì-lũ thực sự đánh nhau, thì nền sản xuất quốc phòng của Hàn Quốc sẽ phục vụ chiến tranh của Ukraine. Điều này sẽ thực sự có lợi cho Ukraine khi đạn dược, vũ khí của Ng@ sắp cạn kiệt và những nỗ lực mơ hồ để tăng công suất của cái bộ máy sản xuất đó, đi vào vô vọng.
Lúc này bầu cử ở Hoa Kỳ chắc đã bắt đầu rồi, và dù thế nào chăng nữa, quyết sách của chính quyền Biden với cuộc chiến, trong tuần này chúng ta cũng biết ngay ấy mà.
Phúc Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid0fRzmTap4GHuDqXLUVE8edBSqoZrXNCfnKqmQYxK85