Gia đình anh Nguyễn Hiệp (Ảnh Facebook)
Ở Việt Nam thì SV chưa nhập học, nhưng ở Na Uy thì SV chính thức nhập học từ ngày 14 august 2023 ( 14/8/2923). Nhưng SV phải có mặt trước đó một vài ngày để ổn định chỗ ăn ở.
Ở Vương Quốc Na Uy thì các Đại Học công của nhà nước thì miễn phí kể cả cho SV ngoại quốc. Còn các trường tư thì cũng có thu học phí nhưng rất rẻ so với các nước Âu- Mỹ khác. Vì luật pháp quy định “giáo dục miễn phí” từ tiểu học cho đến… tiến sĩ (đại học). Quý phụ huynh ở Việt Nam muốn cho con cháu du học ở Na Uy để hưởng chế độ miễn phí và cả khám chữa bệnh miễn phí thì viết comment vào đây tôi sẽ hướng dẫn cách thức chọn trường, làm visa, làm thủ tục… Nhưng bài viết này chỉ kể chuyện về giáo dục ở Vương Quốc Na Uy xa xôi lạnh lẽo nằm tuốt trên Bắc Cực.
Vương Quốc Na Uy không thuộc khối Liên Minh Âu Châu chỉ gia nhập NATO thứ thiệt chứ không phải khối NATO dzỏm (Not Action Only Talk). Ở đây có chế độ miễn phí y tế và giáo dục. Vào BV sạch như hotel 4 sao ăn ở khám chữa bệnh miễn phí, có xe BV đưa rước nếu nhà cách BV hơn 10 km. Còn đi học thì miễn phí từ đại học chữ to ( mẫu giáo ) cho đến đại học chữ nhỏ ( university ). Đây là quốc gia theo chế độc quân chủ lập hiến. Có nhiều đảng phái hoạt động nhưng muốn thành lập chính phủ thì các đảng phải liên minh lại với nhau. Có 2 liên minh cánh tả và cánh hữu. Phe nào chiếm hơn 50% trong quốc hội thì sẽ nắm quyền. rất khó khăn để các liên minh thường là 4 đến 5 đảng mới kiếm hơn 50% phiếu bầu. Chứ không có chuyện có 1 đảng lúc nào cũng 99% trở lên như ở thiên đường viễn đông. Ngay cả chuyện thu học phí SV người nước ngoài đến Na Uy để học cũng bàn tới bàn lui chưa đến đâu trên quốc hội cơ quan quyền lực tối cao.
Kể chuyện đi học chút: Ở Na Uy dưới 16 tuổi là giáo dục cưỡng bức. Nghĩa là trẻ con dưới 16 tuổi mà từ 8.00 đến 14.30 mà ở nhà không có lý do là cảnh sát đến nhà “hỏi thăm” phụ huynh liền. Các lớp học như sau:
– 6 tuổi bắt đầu vào lớp 1, từ lớp 1 đến lớp 7 thì không có tính điểm. Học tành tành cũng mỗi năm mỗi lớp. Nhưng giáo viên sẽ phát hiện em nào phù hợp môn nào sẽ hướng các em đi theo đam mê và khả năng của từng em.
– Từ lớp 8 đến lớp 10 là bậc học cuối của 16 năm giáo dục cưỡng bức. Từ lớp 8 bắt đầu tính điểm. Nhưng bài thi, kiểm tra thì em nào em đó biết chứ không có chuyện 1 đứa bị 0, điểm là bị phạt và chúng bạn chế giễu. Mỗi năm phụ huynh đi họp 2 lần chung và riêng. Họp chung là họp cả khối họp xong chia về từng lớp họp riêng mỗi lớp. Còn họp riêng thì chỉ có 1 học sinh và cha mẹ em họp với giáo viên chủ nhiệm để nghe GV nói về con mình. Trước khi vào họp thì em học sinh đó phải nói trước. So với kế hoạch em đưa ra trong kỳ họp trước thì em đã làm được cái gì và chưa làm cái gì. Trong năm tới em sẽ làm cái gì. Sau đó GV đưa kết quả học tập cho cha mẹ xem và nhận xét về học sinh đó. Cha mẹ có ý kiến gì thì phát biểu luôn. Chẳng những về học tập mà còn các môn thể thao, âm nhạc, quan hệ bạn bè, các kỳ cắm trại….Kết thúc 16 năm đi học bắt buộc thì có 2 lựa chọ cho bậc trung học tiếp theo.
– Hướng 1 đi học tiếp 3 năm gymnas ( tức trung học 3 năm) học cái này thì xong 3 năm được chọn vào các đại học mình yêu thích ( dĩ nhiên phải tuỳ khả năng kết quả học tập 3 năm ). Hướng 2 là học 2 năm trung học tức học nghề. kết thúc 2 năm học trung học nghề thì chỉ được chọn cái đại học mà cái nghề em đó theo đuổi. Em nào học nghề may thì đi đại học về may vá, học thợ mộc, thợ nề thì chỉ đi được đại học ngành thợ mộc thợ nề. E nào học nghề cơ khí thì chỉ đi đại học cơ khí, học nghề nấu ăn thì chỉ đi đại học về nấu ăn….
Hôm nay sẽ kể chuyện học sinh gốc Việt học như thế nào. Như cái hình đăng kèm là của con anh Hiệp Nguyễn một blogger hay live stream về cuộc sống ở Na Uy. Con trai anh Hiệp Nguyễn vào đại học NTNU, là đại học kỹ thuật và công nghệ lừng danh của Na Uy. Vào đây thì phải học chương trình trung học 3 năm. Điểm đầu vào tuỳ khoa. Riêng khoa robot thì điểm năm nay là 61 điểm, còn trường Y phải là 62 điểm. Trong khi điểm tuyệt đối là 64 điểm. Dừng ở đây nói chuyện về điểm này chút:
Ở Na Uy điểm số tối đa là điểm 6. Điểm vào Đại học phải của 20-25 môn của cả năm học trung học. Năm thứ 1 lấy 6-7 môn, năm thứ 2 cũng từ 7-8 môn. Riêng năm thứ 3 thì khoảng 13 môn. Lấy điểm của các môn này chia ra trung bình rối nhân cho 10. Nghĩa là tối đa học các môn đều 6 điểm thì giỏi nhất cũng chỉ 60 điểm. Ngoài ra được cộng tối đa 4 điểm thêm nữa thành ra cao nhất là 64 điểm cho 13 năm đi học. Trong 4 điểm cộng thêm là những những điểm nào: được huy chương vào 1 môn thể thao nào với cấp tỉnh trở lên quốc gia, châu lục, thế giới cũng chỉ + 1 điểm. Học âm nhạc có biểu diễn ở hoà nhạc danh tiếng thì +1 điểm. Tham gia hoạt động tình nguyện công tác xã hội phải hơn 50 giờ trở lên thì được +1 điểm. Phải đi làm có tiền lương hơn 40 giờ trong 3 tháng cuối năm trung học thì được +1 điểm. Rất khó khăn để lấy 1 điểm cộng trong tổng số tối đa 4 điểm cộng này. Ngoài đi học ở trường phải tập luyện thể thao và âm nhạc cũng như tham gia công tác xã hội và đi làm thêm lấy bảng lương nộp cho trường.
Nghĩa là để được 60 điểm thì học sinh phải xuất sắc các môn học với 2 bài thi viết và vấn đáp cho mỗi môn. Ví dụ môn văn thì phải viết bài văn cho thật hay ngoài ra phải trả lời vấn đáp với 3 giáo viên về kiến thức văn học của 3 năm đi học. Học Toán cũng vậy ngoài bài thi viết 5 tiếng, cũng phải trả lời vấn đáp trong 3 tiếng nữa. Không có chuyện dùng Chat GPT để làm bài thay, hay coppy bài của ai mà lọt qua mắt hội đồng chấm thi đầy nghiêm khắc. Ngoài thành thạo 3 ngôn ngữ Anh- Na Uy- Đức/Pháp/ Tây ban Nha/ Nga… thì học sinh đó phải xuất sắc còn hơn thí sinh đường lên đỉnh Olympia của VN. Học sinh ở VN giỏi lắm biết 2 thứ tiếng chứ học sinh bình thường ở đây tệ nhất là 3 ngôn ngữ, 4 thứ tiếng là chuyện thường còn giỏi hơn là 5-6 thứ tiếng. Học sinh ở VN học giỏi chưa chắc chơi được 1 nhạc cụ nào nói chi đi biểu diễn trong 1 dàn nhạc hàn lâm. Học sinh đường lên đỉnh Olympia chưa chắc chơi được 1 môn thể thao nào đó chứ nói gì phải được huy chương vàng cấp tỉnh trở lên.
Nói thì nói vậy nhưng kỳ này số lượng học sinh trung học được điểm tối đa 64 điểm thì cũng có 2 em người Việt trên tổng số 5 em của kỳ thi năm nay. Như vậy còn chưa dám nói “tự hào/ ngạo nghễ VN” gì ở đây. Tôi có người bạn là bác sĩ ở một BV lớn tại Oslo có đứa con 64 điểm, cháu năm nay vào ngành robot điều khiển của NTNU. Cha mẹ cháu (bạn tôi) mà biết tôi vào đây kể chuyện con của họ là sẽ không để yên cho tôi đâu. Mẹ cháu cũng học Đại học Y dược Saigon chung với tôi.
Trường NTNU năm nay có rất nhiều SV gốc Việt vào học. Còn ngành Y thì rất nhiều. Trường này cũng có nhiều SV làm luận án tiến sĩ là cựu học sinh trường Lê Quý Đôn – Đà Nẵng. Cũng như các học sinh các trường chuyên khác trên cả nước.
Huỳnh Bá Hải