Views: 409

Mánh khóe của VF trong vụ IPO 23 (Sonnie Tran)

Mánh khóe của VF trong vụ IPO 23 (Sonnie Tran)

Logo của Vinfast được chụp tại Triển lãm ô tô Paris 2022 ở Paris,
Pháp ngày 18 tháng 10 năm 2022. REUTERS/Stephane Mahe

Cuối cùng cũng tìm ra mánh khóe của VF trong vụ IPO 23 tỷ USD. . Ai nhìn vào cũng biết thực ra đây là con số giá trị ảo 2 bên tự định giá với nhau chứ chả phải giá trị thực.

SỰ THẬT ĐẰNG SAU THƯƠNG VỤ IPO 23 TỶ USD CỦA VINFAST.

SPAC là dạng công ty bình phong không có hoạt động gì chỉ có tiền trong tài khoản do chủ ban đầu rót vào, nhưng nó lại được SEC cho niêm yết và giao dịch trên TTCK Mỹ. Sau đó các cty SPAC này đi tìm kiếm đối tác là các cty muốn niêm yết trên TTCK Mỹ nhưng không đủ điều kiện hoặc không muốn qua thủ tục IPO (mất nhiều thời gian và chi phí) để sáp nhập. Sau khi sáp nhập xong thì cty được sáp nhập này được giao dịch trên TTCK Mỹ, thời gian làm thủ tục thường chỉ mất 6 đến 8 tháng có lúc ít hơn. Và giá trị công ty sát nhập này là do 2 bên tự thỏa thuận giá với nhau chứ không phải do thị trường định giá.

Trong trường hợp IPO của Vinfast thì công ty SPAC là Black Spade Asquisition (BSAQ) với kế hoạch sát nhập vào một công ty giải trí muốn lên sàn Mỹ nên đã list lên sàn NYSE vào năm 2021. BSAQ được thành lập bởi Black Spade Capital Limited, một quỹ tư nhân của Lawrence Ho, chủ của một chuỗi casino ở Macau và Philippines.

Ở thương vụ này VF và BSAQ đã TỰ THƯƠNG LƯỢNG và TỰ ĐỊNH GIÁ là $23 tỷ. Điều quan trọng ở đây là sau khi sáp nhập thì VF vẫn giữ đến 99% cổ phần của cty (theo Reuters), điều này có nghĩa là VF thu về chỉ tối đa là 230 TRIỆU USD trong thương vụ sáp nhập này (vì sẽ có những cổ đông của BSAQ muốn rút tiền mặt trước khi sáp nhập, tỷ lệ rút tiền của SPAC khá cao tầm 70%, thường những điều kiện rút này được thoả thuận giá VF sẽ mua lại trước ở biên bản thoả thuận hai bên, có khi là cao hơn giá trị định giá) và BSAQ chỉ sở hữu 1% của VF sau khi sáp nhập. Sau khi hai bên làm thủ tục sáp nhập xong, và cổ phiếu của cty sáp nhập bắt đầu giao dịch trên TTCK Mỹ thì khi đó thị trường mới phản ánh giá trị thị trường của VF, chứ con số 23 tỷ USD kia chỉ là CON SỐ ẢO tự định giá không có nhiều giá trị. Với lại 230 triệu USD (nếu có đủ) chỉ đủ nuôi VF hơn 1 tháng thì có lẽ ông Vượng vẫn phải tiếp tục bán thêm vài cái Ocean Park nữa mới đủ đốt tiếp vào VF.

Đây có lẽ là một bước lùi BĨ CỰC để IPO cho bằng được của VF khi phải ký kết với công ty có gốc gác CASINO vì niêm yết qua SPAC thường là do không huy động được vốn của các tổ chức tài chính lớn và có cam kết lâu dài. Năm ngoái VF đã nộp đơn để IPO trực tiếp nhưng có thể vì không ai chịu mua hoặc không được SEC (UBCK Mỹ) duyệt nên giờ VF quyết định niêm yết bằng cách đi đường vòng là sáp nhập với một công ty SPAC giải trí có nguồn gốc CASINO như BSAQ.

Các công ty SPAC rộ lên khoảng 2 – 3 năm trước nhưng đến 99,99% là công ty giá trị ảo nên thường sẽ giảm sấp mặt tầm 70 – 80% giá trị IPO sau một thời gian ngắn niêm yết khi công ty về đúng giá trị thực. Cái bảng bên dưới tóm tắt việc tự định giá của các cty start up xe điện lúc ký sáp nhập SPAC, và giá trị thực sau khi được giao dịch một thời gian trên TTCK.

Chơi với đám CASINO là dở rồi bác Vượng ơi. Đúng như mình đã dự đoán trước giờ. VF éo IPO nổi nên phải SPAC để định giá ảo mà lùa gà , mà SPAC thì đa số đều là scam.

Sonnie Tran

Nguồn:

https://www.facebook.com/tranmaison/posts/pfbid02WxaBQqw84GTps7wPPRo4C9PdYTRC6HTeGMQfNMaf1zP6UqTa2v7Jh4h

– https://www.reuters.com/markets/deals/vietnam-ev-maker-vinfast-list-us-via-spac-2023-05-12/

Post Views: 198

Share this:

Like this:

Like Loading...