Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, 2019 – Ảnh: TTXVN
Siêu dự án 25 nghìn tỷ có tên Đại Ninh tại Lâm Đồng đã bị chính phủ ra kết luận và kiến nghị thu hồi vào ngày 12 tháng 6 năm 2020 qua kết luận 929 của thanh tra chính phủ.
Dự án này sử dụng 3600 ha đất nhưng 10 năm rồi vẫn chậm tiến độ, chẳng đâu vào đâu. Quá trình triển khai có nhiều sai phạm, việc thu hồi là tất nhiên. Vì không thể để 3600 ha đất cứ mãi lơ lửng cả chục năm như vậy.
Thế nhưng một năm sau, ông Trần Văn Minh phó tổng thanh tra chính phủ đã ra một kết luận khác, đó là sửa đổi kết luận 929, bỏ đi phần thu hồi dự án này.
Nguyên nhân dẫn đến ông Trần Văn Minh làm vậy là do yêu cầu của phó thủ tướng Trương Hoà Bình. Tuy không trúng vào BCT ở khoá 13, nhưng ông Bình ngồi lỳ chức phó thủ tướng đến tận tháng 8 năm 2021 mới bàn giao cho ông Phạm Bình Minh.
Ông Bình ngồi lỳ lại chỉ để nhằm giải cứu cho Đại Ninh, trước khi bàn giao chức vụ phó thủ tướng thường trực, ông đã hoàn thành xong mục đích này.
Vì sao ông Bình muốn giải cứu Đại Ninh?
Đó là một chuỗi âm mưu thôn tính hoặc nói trắng ra là lợi dụng chính sách cướp với giá rẻ mạt, đầu tiên ông Bình cho thanh tra chính phủ đánh Đại Ninh, đòi thu hồi dự án vào năm 2020 bằng kết luận 929 đòi thu hồi. Chủ đầu tư dự án đành nhượng lại rẻ mạt cho Nguyễn Cao Trí vào đầu năm 2021 lấy được đồng nào hay đồng ấy.
Nguyễn Cao Trí là ông chủ của Capella Holding, đệ tử ruột của ông Trương Tấn Sang, ông Sang là đàn anh ruột ông Trương Hoà Bình.
Khi Trí đã thâu tóm xong dự án, ông Bình chỉ đạo phó tổng thanh tra Trần Văn Minh sửa đổi kết luận 929 phần thu hồi lại dự án.
Số tiền mà Trí bỏ ra mua lại dự án Đại Ninh, là tiền từ Vạn Thịnh Phát.
Khi bắt giữ Vạn Thịnh Phát, điều tra số tiền hơn mười ngàn tỷ mà VTP giao cho Trí, công an đã bắt giữ Nguyễn Cao Trí vào giữa tháng 1 năm 2023, trước khi ông Phúc rời ghế chủ tịch nước vài ngày. Vì nhiều lý do nhạy cảm, nên việc bắt Nguyễn Cao Trí không được công bố công khai để phục vụ điều tra. Tuy nhiên những chức vụ trong ngân hàng, tập đoàn của ông Trí đã được bàn giao cho người khác.
Ngày 4 tháng 3, thấy sắp bị công an sờ đến, ông Trần Văn Minh phó tổng thanh tra đã tự kết l.iễu.
Báo chí đưa tin ông qua đời vì đ.ột quỵ.
Trong quá trình điều tra nguồn tiền của VTP chảy đi đâu, một số bị cáo liên quan đều ..bất thình lình.
Những cái ..ra đi bất thường này khiến việc điều tra trở nên khó khăn. Trừ Nguyễn Phương Hồng bị … trong tù thì số còn lại đều tự ra đi trước khi cơ quan điều tra tìm đến.
Nguyên nhân họ tự ra đi để bảo toàn tài sản và danh dự cho gia đình. Nếu để bị bắt giữ, mức án sẽ lĩnh phải tới vài chục năm, họ chẳng thể sống đến ngày ra tù. Đã thế tài sản lại bị tịch biên, con cái mang tiếng nhục nhã. Rút kinh nghiệm từ cái kết của những kẻ tham nhũng trước, họ chọn ra đi tại nhà mình sau khi đã sắp xếp mọi thứ.
Ông Minh bị đột quỵ tại nhà, nhưng nhà ông đợi đến khi ông ngừng thở mới gọi cấp cứu. Báo chí viết rằng nhà ông Minh gọi cấp cứu khi thấy ông ngừng thở, bệnh viện xác nhận ông đã ngừng thở trước khi vào viện.´
´´ Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) xác nhận ông Trần Văn Minh nhập viện cấp cứu.
“Chúng tôi tiếp nhận cấp cứu cho ông Minh vào sáng sớm 4-3 và đã báo cáo cho Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương” – lãnh đạo bệnh viện này xác nhận.
Ông Minh được người nhà gọi cấp cứu với lý do “ngưng tim ngưng thở” ở nhà. Ông Minh sau đó được đưa vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cấp cứu, hồi sức. Tuy nhiên, bệnh nhân đã “ngưng tim, ngưng thở” trước đó.
Trước đó ông Nguyễn Ngọc Dương của VTP ngã trên cao xuống và để lại thư dặn dò vợ con.
Có lẽ cơ quan chống tham nhũng trung ương phải tính đến giải pháp đối phó với những trường hợp như ông Minh, ông Dương, ông Nguyễn Tiến Thành một cách khắt khe hơn, không thể để cho các đối tượng tính toán thiệt hơn với công cuộc đốt lò một cách như vậy.
Kể cả dùng biện pháp thanh tra nguồn gốc tài sản mà vợ con những kẻ đối phó với công cuộc chống tham nhũng theo cách đào tầu như vậy. Đã làm thì không sợ tiếng ác, quá trình thanh tra nguồn gốc tài sản, nếu vợ con đối tượng ngoan cố, khai báo dối trá nên tịch thu vì tài sản bất minh không chứng minh được. Việc này sẽ đương nhiên bị gặp nhiều phản đối, vì cứ thanh tra nguồn gốc tài sản thì hầu như quan chức nào cũng bị. Cho nên tạm thời trước mắt, chỉ những đối tượng nào bị điều tra tham nhũng, nếu ra đi cố tình như thế, sẽ truy thu nguồn gốc tài sản, cần thiết đưa cả vợ con chúng vào tù vì tội khai láo.
Có thế mới chấm dứt được việc đối phó với điều tra bằng việc tự đào tẩu qua đường âm ty.
*****
Cái khó mới trong công cuộc đốt lò – Quan hệ Việt Trung.
Năm 2017 trên cương vị mới là phó thủ tướng thường trực, ông Trương Hoà Bình đã tiếp thứ trưởng an ninh Trung Quốc Đường Triều.
Ông Bình nhấn mạnh quan hệ truyền thống lâu đời, tốt đẹp giữa hai nước và chúc mừng đại hội đảng TQ thành công, chúc mừng ông Tập Cận Bình tái đắc cử.
Trong cuộc gặp này, ông không hề nhắc đến biển đảo. Chỉ tập trung nói đến quan hệ tốt đẹp hai nước và hợp tác chống tội phạm kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức cùng với việc đào tạo cán bộ an ninh.
Thời gian tại chức phó thủ tướng thường trực, thái độ và quan điểm của ông Trương Hoà Bình đối với vấn đề chủ quyền biển đảo rất hời hợt và mang tính chiếu lệ. Rất hiếm khi ông nhắc đến vấn đề này, trong một lần gặp cử tri, khi cử tri đặt câu hỏi về biển đảo. Ông Bình trả lời vài câu như một cái máy nói gọi là cho có trả lời
– Trả lời ý kiến của cử tri về vấn đề Biển Đông, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Hành động có gọi là gắn đến biển đảo của ông Trương Hoà Binh nhất là việc ông dự chương trình Xuân Nơi Đảo Xa do đài truyền hình HCM với câu lạc bộ Vì Hoàng Sa- Trường Sa và quỹ học bổng Vừa A Dính cùng tổ chức. Sự có mặt của ông là bất đắc dĩ vì lời mời của bà Trương Mỹ Hoa, chủ tịch quỹ học bổng Vừ A Dinh và câu lạc bộ Vì Hoàng sa- Trường Sa.
Phát biểu dự chương trình Xuân Nơi Đảo Xa lần 2 đó, ông Bình chỉ nhắc chung chung đến tình cảm của mọi người với các chiến sĩ ngoài đảo, ông né tránh không đụng chạm đến những chuyện khác.
https://honquan.binhphuoc.gov.vn/…/pho-thu-tuong-truong…
Năm 2017 trong cuộc trao giải báo chí có ông Trọng và ông Quang tham dự, ông Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo báo chí chung chung nhiều mặt, trong đó có sơ vài câu nhắc nhở báo chí quan tâm đến vấn đề biển đảo, nhưng các vấn đề khác ộng chỉ đạo báo chí rõ ràng và mạch lạc hơn rất nhiều.
Thế nhưng khi về hưu, đặc biệt là khi vụ Vạn Thịnh Phát nổ ra, ông Trương Hoà Bình bỗng nhiên quan tâm đến chủ quyền biển đảo, đến sự xâm lược của Trung Quốc. Ông làm chủ tịch danh dự chương trình “đường cờ tổ quốc” do báo Người Lao Động tổ chức, kêu gọi các doanh nghiệp ủng hộ tiền để mua cờ đi khắp nơi để phát cho các địa phương.
Mới rồi ông Trương Hoà Bình và ông Trương Tấn Sang đã đến dâng hương cho 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh tại Gạc Ma, hành động này được các nhân sĩ vốn thân với hai ông ca ngợi rất nhiều. Hành động này cũng xảy ra ngay sau khi chánh thanh tra Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Ánh bị bắt vì liên quan đến dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng, dự án mà ông Bình đã chỉ đạo thanh tra chính phủ sửa kết luận để có lợi cho đệ tử ông Sang là Nguyễn Cao Trí.
Đây là một âm mưu rất nham hiểm của ông Trương Hoà Bình, ông muốn đe doạ nếu như tiếp tục điều tra dự án Đại Ninh sâu hơn nữa, ông sẽ khoét mâu thuẫn Việt Trung căng thẳng. Tại sao trước đây ông không có những hành động như vậy, nhưng từ khi VTP bị điều tra và giờ là đến Nguyễn Cao Trí, ông Bình tăng tốc những hoạt động về chủ quyền như vậy?
Hiện nay Trung Quốc đang thay thế bộ trưởng quốc phòng mới. Tình hình biển đảo trong một năm gần lại đây không có gì quá căng thẳng. Hành động ráo riết của ông Trương Hoà Bình sẽ như lời khiêu khích gửi đến tân bộ trưởng quốc phòng mới của TQ, nếu bộ trưởng quốc phòng mới của TQ có hành động gì trả đuã, đó sẽ là áp lực đổ lên đầu ông Trọng và chính phủ đương nhiệm.
Nếu phải đối phó với những căng thẳng do TQ gây ra, ông Trọng và bộ sậu đương nhiệm sẽ vào thế khó khăn, mất uy tín. Từ đó sẽ không còn tập trung triệt tham nhũng, tức không còn sức để mà đối phó với những sân sau, nhóm lợi ích của nhóm ông Trương.
Các Kols thuộc quân của nhóm các ông Trương chiến đấu vì biển đảo theo mùa, nếu là mùa các ông Phúc, Bình làm chính phủ thì họ để tình yêu nước ngủ quên, thậm chí ai nhắc đến họ còn bác lại hãy để yên mà ổn định làm ăn. Nhưng đến mùa người khác làm lãnh đạo thì lòng yêu nước của họ lại trỗi dậy nồng nàn, mãnh liệt.
Chủ tung, tớ hứng. Chủ quyền biển đảo chỉ là cái trò chơi mà chúng lôi ra khi cần thiết cho lợi ích của chúng.
Ông Trọng đã gặp khó khăn với chiêu trò tìm âm ty thoát tội của bọn tham nhũng, nhưng ông sẽ còn gặp khó khăn hơn khi đàn anh của chúng giở chiêu trò kích động tình yêu nước. Nếu ngăn cản việc này, ông sẽ bị quy là thân Tầu, bán nước để giữ cái ghế cho mình. Nếu để chúng lộng hành kích động, chắc hẳn Trung Quốc không để yên cho Việt Nam. Nếu buông tha không truy cứu, điều tra tham nhũng của chúng, ông trở thành người thua cuộc trước chúng.
Muốn ngăn chặn việc này, phải xử lý những tên Kols và những tên báo chí thuộc phe cánh nhóm họ Trương, những tên bồi bút phục vụ lợi ích của chủ, mượn danh yêu nước theo mùa vụ. Kẻ tung không có người hứng, tất vật tung rơi xuống đất thôi.
Bùi Thanh Hiếu